0 7 min 4 năm

Chặng 7: Nhìn chung đây không phải là chặng đấu khó cho nhóm GC, vì chỉ có những con dốc “nho nhỏ”, các ngọn đèo cat 3 và cat 4 thì “nhằm nho” chi với các ứng cử viên vô địch nhưng chặng cá nhân tính giờ trước đó ở chặng 5, các ứng cử viên phải “bung sức” để lộ diện trên bảng tổng sắp. Chặng 6 “bào mòn” thêm tý “sinh lực” để bước vào chặng 7 dài “thăm thẳm” với tâm lý phải nằm chắc trong nhóm GC?

Chặng 7 từ Vierzon đi Le Creusot dài 249.1 km là chặng đua dài nhất kể từ năm 2000 cho đến nay và ở cuối chặng các vdv sẽ gặp ngọn đèo cat 2 Signal d’Uchon dài 5.7km có độ dốc trung bình 5.7%, đây sẽ là bài kiểm tra thật sự cho những tay sau gần 1 tuần cày cuốc, khả năng “cắn răng” chịu đựng qua những con dốc nhỏ, sự bền bỉ ở một đoạn đường dài. Chắc chắn nhóm GC sẽ không dám lơ là ở chặng đấu tuy dễ mà khó này.

Chặng 9: từ Cluses đi Tignes dài 145 km, lần lên đỉnh đầu tiên (summit finish), leo đèo “hơi cao “ đầu tiên trong tuần đầu tiên và trước ngày nghỉ đầu tiên.

Đỉnh Tignes “ra mắt” ở giải đua năm 2019 nhưng vì lý do thời tiết mưa đá, tuyết… nên phải cắt ngắn chặng đua (từ 126.5 km cắt xuống còn 88.5km). Tiges quay trở lại ở chặng 9 năm nay, các tay đua ngoài “ăn” những ngọn đèo cat 1 và cat 2 còn phải “xơi” ngọn đèo “hơi cao” Col du Pré dài 12.6 km, độ dốc trung bình 7.7%. Sau đó muốn “lên đỉnh” các tay đua phải đạp 21 km từ đáy thung lũng để lên đỉnh Tignes với độ dốc trung bình 5.6%. Đây sẽ là cơ hội, là màn trình diễn thật sự của tay đua nào muốn lấy áo vàng năm nay. Chơi hết sức sẽ có một ngày nghỉ dưỡng ngay sau đó và lên kế hoạch tác chiến cho tuần hai

Chặng 11: với hai lần leo “đỉnh gió hú” Mont Ventoux, một ngọn núi có lịch sử lâu đời ở giải TdF, nơi mà tay đua Tom Simpson (Great Britain) đã thiệt mạng năm 1967. Eddy Merckx (Belgium) 5 lần vô địch TdF và Chris Froome (Great Britain) 4 lần vô địch Tdf đều có chiến thắng chặng ở đỉnh gió hú này. Năm 2016 Chris Froome phải chuyển sang chơi điền kinh một đoạn ở ngọn này sau một vụ va chạm.

Đây có thể coi là một ngọn núi “trừng phạt” (punishing mountain) đối với tay đua nào dám xem thường, rớt khỏi GC ngay lập tức. Chặng 11 từ Sorgues đi Malaucène dài 199 km. Với tuần hai đây sẽ là chặng mà các tay đua trong nhóm GC phải tập trung cao độ nhất

Chặng 17 và chặng 18: Cuộc chiến áo vàng sẽ “tàn khốc” hơn ở tuần thứ ba. Hai lần “lên đỉnh” liên tục, chặng 17 đích đến Saint-Lary-Soulan Col du Portet và chặng 18 đích đến Luz Ardiden, “lên đỉnh” hay là chết?

Chặng 17, với “lên đỉnh hơi cao” Col du Porttet dài 16 km độ dốc trung bình 8.7% được đưa vào thi đấu lần đầu cũng chặng 17 năm 2018, người chiến thắng chặng năm đó là Nairo Quintana (Colombia). Với những con dốc ngoằn ngoèo không cho phép các tay đua “lơi chân”, muốn “lên đỉnh” các chú cần “bế tinh” tốt ở mấy chặng trước.

Ngay sau chặng 17 muốn hay không muốn, các vdv cũng phải tìm mọi cách “lên đỉnh” ở chặng 18. Ngọn “hơi cao” đầu tiên Col du Tourmalet, leo lên rồi tụt xuống, rồi leo lên lần nữa để “lên đỉnh hơi cao” ở Luz Ardiden.

Vinh quang không dành cho những tay đua “hơi chuối”, “hay chọt”, “hay chửi” mà chỉ dành cho những tay đua “hơi chảnh” “hay chạy” một mình ở những đoạn đường “hơi cao”, dễ làm “hư cu” như trên.

https://www.facebook.com/gin.lam.1829/posts/324081092643392

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *