Do chỉ thị giãn cách kéo dài, dạo gần đây lướt Zwift thấy nhiều mem Đại Cồ Việt xuất hiện đông vui hẳn, riêng lưu ý 1 số mem tập luyện thường không coi trọng phần nhịp tim.
Bài này chủ yếu nói lên tầm quan trọng và hiệu quả của việc theo dõi nhịp tim, giúp bạn luôn kiểm tra được mục tiêu luyện tập của mình. Hãy luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu cơ thể để ứng phó kịp thời các tình huống nhằm bảo vệ sức khỏe được tốt hơn!
1 – Theo dõi nhịp tim là một phần quan trọng của bất kỳ chương trình đào tạo nào. Thiết bị cảm biến nhịp tim (HR) giúp bạn quyết định khi nào cần quất và khi nào cần tăng hoặc giảm lực để đạt được kết quả mong muốn.
Nhịp tim sẽ thay đổi chuẩn theo từng lứa tuổi (trừ vài trường hợp đặc biệt), biết nắm bắt được điều đó sẽ giúp việc luyện tập hiệu quả đáng kể và cũng tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Thường khi khai báo Zwift, căn cứ theo thể trạng tuổi tác, nhịp tim tối đa (max heart rate) và lực ftp mà phân chia các bài tập cho phù hợp với mem, nâng cao hiệu quả việc tập luyện, tránh trường hợp bào cố quá thành “quá cố”!
Tuy nhiên còn tùy theo cơ địa của mỗi người, không phải tất cả các bài tập đều phù hợp với tất cả mọi người, không có chuyện “one size fits all”. Như với bất kỳ bài tập gắng sức nào, bạn nên tính đến các yếu tố như tính linh hoạt, sức mạnh, sức khỏe tổng thể của mình để xác định xem bài tập có phù hợp với bạn hay không và tham khảo ý kiến y bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện. Ngừng tập ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau, chóng mặt hoặc khó chịu.
Đua bơi cũng vậy, khi biết tim mình có thể chịu đựng ngưỡng lúc luyện tập như thế nào, sẽ tầm soát được tình thế, tự tin chủ động ra xe nhồi cho đối thủ ngất, tranh thủ bung lực quất break away hoặc nằm im hút máu, chờ cơ hội ra chân, tránh được trường hợp vượt quá ngưỡng để rồi bị dzăng, ngất trên cành quất hoặc sập nguồn!
Thị trường giờ có nhiều loại cảm biến nhịp tim khác nhau từ đồng hồ thông minh đến dây đeo. Zwift hỗ trợ tất cả các mẫu trên thị trường kết nối qua ANT+ hoặc Bluetooth Low Energy (BLE) theo các chuẩn.
– Link tham khảo biểu đồ nhịp tim – https://spinning.com/energy-zone-chart/
– Link hướng dẫn kết nối Zwift với các loại cảm biến nhịp tim từ đồng hồ đeo tay thông minh đến dây đeo – https://support.zwift.com/…/heart-rate-monitors-Hk0MimWlS
– Link hướng dẫn kết nối Zwift cho đồng hồ đeo tay thông minh Garmin – https://support.zwift.com/en_us/garmin-watch-setup-rkUxKJzN8
– Clip hướng dẫn của Apple Watch – https://youtu.be/vS-KOrJNOZ4
– Clip hướng dẫn của Garmin – https://youtu.be/VesmgLaJ8uY
– Clip hướng dẫn của Samsung – https://youtu.be/PHd08-03doM
– Bonus clip hướng dẫn tập luyện chỉ với việc theo dõi nhịp tim – https://youtu.be/CfGASHycQF4
2 – Zwiftpower – Là trang web của bên thứ 3 lấy dữ liệu của Zwift thực thi các giới hạn danh mục và quy tắc đua không có sẵn trong Zwift, trực tiếp để thử và làm cho cuộc đua trở nên công bằng và thực tế hơn.
Nói một cách đơn giản, ZwiftPower là một trang web của tổ trọng tài ảo hướng tới cộng đồng, bổ sung cho ứng dụng Zwift. Nó cho phép các tay đua Zwift và các nhà tổ chức cuộc đua theo dõi kết quả và kiểm tra tất cả thông tin chi tiết về các cuộc đua mà họ đã tham gia, cũng như theo dõi và phân tích dữ liệu của họ.
Tôi đang ở nhóm lực nào, cần phục hồi bao nhiêu, tôi mạnh đến mức nào ở các nỗ lực khác nhau (chạy nước rút, chạy đường dài sức bền, v.v.) và làm thế nào thể hiện điểm mạnh của tôi để xếp hạng so với những người khác… Đó là những gì Zwiftpower sẽ trình bày cho bạn thấy 1 cách chuyên nghiệp.
Cách xem kết quả Zwiftpower cũng rất đơn giản, thí dụ như bạn đã đăng ký event Zwift nào thì sau khi hoàn thành bạn cứ việc login vô web Zwiftpower.com, vào phần kết quả rồi tìm đúng tên, ngày, giờ, nhóm của event bạn vừa xong mà soi thôi!
Một khi đã gắn bó với Zwift rồi thì khuyến cáo các bợn nên đăng ký nick trong Zwiftpower, bạn sẽ hiểu rõ, nắm bắt và rút kinh nghiệm qua các kết quả tập luyện hoặc thi đấu của mình khi tham gia các event của Zwift, có dịp cọ sát với các đối thủ trong và ngoài nước, có động lực để thi đấu khi thấy tên mình trên bảng vàng với kết quả khá chi tiết và hoành tráng, kết bạn và tham gia vào các đội mình yêu thik, theo dõi tình hình tập luyện thi đấu của đồng bọn team dư lào để tạo động lực tập luyện tốt hơn.
– Link hướng dẫn cách đăng ký nick Zwiftpower – https://cyclingmagazine.ca/…/how-to-create-your…/
– Link giải thích ý nghĩa và chi tiết các biểu đồ trong zwiftpower – https://zwiftinsider.com/zwiftpower-phenotype/
3 – Zada (Zwift anti-doping agency) – Cơ quan phòng chống doping Zwift, hổ trợ Zwiftpower nhằm đem lại sự trong sạch và công bằng ở các kết quả thi đấu của Zwift. Hình thành bởi một nhóm tình nguyện viên gồm các tay đua và huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, phân tích dữ liệu các chuyến đạp xe offline của bạn và cuối cùng chấp thuận bạn nếu nó đã được kiểm tra và chứng minh những gì bạn làm trong Zwift là khớp với các chuyến offline của bạn. Nếu không, họ cũng có thể tư vấn về cách làm đúng cho bạn nhằm hướng tới việc tập luyện và thi đấu một cách công bằng và chính xác.
Bằng những dữ liệu được cung cấp từ các kết quả thi đấu của Zwiftpower, Zada sẽ dễ dàng phát hiện ra những yếu tố bất thường của thể trạng bạn như không có nhịp tim, lực đạp cao quá mức, sử dụng zpower… và qua đó sẽ quyết định loại bạn ra khỏi danh sách kết quả của event đó và thậm chí sẽ treo nick không cho lên bảng vàng kết quả của các event tiếp cho đến khi nào bạn giải trình thỏa đáng được các điều kiện mà Zada đưa ra cho bạn.
Một khi đã có nick Zwiftpower rồi thì bạn cứ an tâm đeo dây tim vào và quất thôi, thi đấu một cách công bằng bằng chính xác lực của mình, không sợ bị kiện tụng vì nếu không, bạn sẽ thấy tên mình cũng hiện lên hoành tráng nhưng ở phần danh sách loại (DQ)
– Link tham khảo thêm về Zada – https://zwiftinsider.com/zada/
– Zada – Zwift anti-doping agency – https://36×25.wordpress.com/…/zada-zwift-anti-doping…/
Link bài gốc: https://www.facebook.com/phan.b.lu/posts/10159976239283984
Tác giả: Louis Lu