Gần đây đài HTV tổ chức cuộc đua online, hay gọi là “thực tế ảo” mà nhiều người gọi đùa là “đua thực tế, kết quả ảo”. Cuộc đua này được tiến hành trên phần mèm Zwift. Để có thể đạp xe trên phần mềm này, người chơi phải có dụng cụ đo (hoặc ước chừng) lực chân để từ đó có thể tính được vận tốc của người đạp dựa theo công thức của định luật số 2 của Newton, F = ma (thật ra công thức của Zwift phức tạp hơn nhiều, vì họ còn tính cả lực khi núp gió, và nhiều cái khác nữa). Đạp xe trên Zwift, hay đạp ngoài đường, lực đạp là lực chính để tạo ra vận tốc, lực càng mạnh thì thì vận tốc càng cao. Vậy cách luyện tập khoa học, hiệu quả và chính xác nhất khi ta có thể theo dõi lực đạp của chúng ta trong mỗi buổi tập, sau mỗi cuộc đua. Vì thế gần tất cả các VDV chuyên nghiệp của các đội hàng đầu trên thế giới đều luyện tập với power meter (dụng cụ đo lực).
30 năm trước muốn tập luyện với power meter thì là 1 điều xa xỉ vì giá thành rất cao, như 1 bộ crank SRM power meter có giá ngất ngưỡng trên $3000 nên chỉ cóc VDV có điều kiện khá giả, hay các liên đoàn xe đạp mạnh như Mỹ, Đức, Úc mới sử dụng power meter trong tập luyện. Ngoài ra các nghiện cứu, tài liệu luyện tập với power meter cũng rất hiếm, và không được phổ biến nhiều như hiện nay, vì những thông tin đó chẳng khác gì bí mật nghề nghiệp.
Cho tới năm 1999 mọi việc trở nên tốt hơn khi Tune Corporation cho ra đời bộ đùm PowerTap với mức giá nhẹ nhàng hơn. Cộng thêm trước đó họ có nhờ Joe Friel, một HLV xe đạp nổi tiếng của Mỹ dùng thử PowerTap, và viết 1 cuốn hướng dẫn (manual) để đi kèm với sản phẩm này. Cuốn manual này có thể là ấn phẩm đầu tiên hướng dẫn sử dụng power meter đươc phát hành rộng rãi. Cuốn manual này trả lời những thắc mắc thường gặp trong tập luyện với power meter, nó chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt giữ 2 “trường phái” luyện tập với power meter mà heart rate monitor (máy đo nhịp tim), nó thiết lập ra hệ thống đối chiếu mà nhờ vào đó VDV có thể tính được khả năng thi đấu thực tế của họ như thế nào. Và thế PowerTap đã đưa luyện tập với power meter tới tay nhiều người hơn, và tiếp theo là những cuộc hội thảo bàn luận ở forum, hay trong email group để chia sẽ ý kiến, kinh nghiệm, thông tin, v.v. Trong nhũng nhóm này thì nhóm của Tiến Sĩ Andrew R. Coggan là nổi bật nhất. Từ kinnh nghiệm dùng power meter từ SRM rồi sang PowerTap, cộng với dữ liệu thu thập được những nhóm thảo luận, đã giúp Ts. Coggan phát triển ra phương pháp tập luyện hợp lý hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc sinh lý hoc. Ts. Coggan là cha đẻ của functional threshold power (FTP), normalized power (NP), intensity factor (IF), training stress score (TSS) … và rất nhiều cái khác quan trọng trong tập luyện với power meter.
Nhưng những kiến thức tập luyện với power meter này thật không dễ để mọi người nắmm vững, phân tích, và lên chương trình tập luyện, nên Ts Coggan và vài người nữa như là Hunter Allan, Kevin William đã nhận thấy rằng nhu cầu cần có 1 phần mềm giúp mọi người có thể dễ dàng làm được việc này rất lớn. Và thế là họ đã cho ra đời phần mềm CyclingPeak (sau này đổi tên thành TrainingPeak WKO+) vào năm 2003. Đây là phầm mềm phân tích lực đạp thứ 2 có mặt trên thị trường vào thời điểm đó, nhưng nó nổi bật hơn phầm mềm đầu tiên là PowerCoach (được viết năm 1996) vì nó có nhiều chức năng hơn, dễ sử dụng hơn, giá thành rẻ hơn, và điều quan trọng nhất là vận hành trên Windows thay vì DOS như PowerCoach. Nhờ sự thành công của CyclingPeak/WKO+, đã khuyến khích nhiều người khác viết các phầm mềm tương tự như là RaceDay, GoldenCheetah (cái này free nè, mình dùng gần 10 năm nay rồi), SportsTracks….
Và cho tới hôm nay, power meter là 1 điều không thể thiếu trong bộ môn xe đạp. Gần như 100% các VDV chuyên nghiệp (không tính Việt Nam ta), và gần 1/3 số VDV nghiệp dư sử dụng power meter trong thi đấu. Nếu so sánh với nước ngoài thì Việt Nam ta đã đi sau người ta gần 40 năm rồi. Nhưng hy vọng sắp tới các VDV VN sẽ tiếp cận với power meter, và thành tích sẽ được cải thiện hơn trên bản thành tích quốc tế.
Tác giả: Dominic Tran (05-02-2020)