Các chặng đèo của Tour de France luôn rất khó khăn, và những cuộc tranh đấu để xem ai nhanh hơn rất là khốc liệt, nhưng một mặt trận khác còn khó khăn hơn nữa khi một số người phải chiến đấu để qua được điểm ngắt thời gian đáng sợ. Vậy giới hạn thời gian hoạt động như thế nào? Điểm ngắt (time cut) được tính ra sao? Và số phận của mấy anh bị OTL – Outside Time Limit (ngoài thời gian giới hạn) (một số nơi để là OOT – Out Of Time = quá giờ) sẽ ra sao? Hổm rày trong quá trình tám xuyên lục địa cũng có vài lần đụng chạm tới vấn đề này mà nóng nhất là cứ canh me chú Cá (Cavendish) coi có bị OTL không (gato quá đi mấy dachien ), nên nay xin hệ thống lại.
Về cơ bản, giới hạn thời gian tồn tại để giữ mọi thứ được công bằng trong suốt giải Tour de France, các cua rơ không thể hoàn thành chậm hơn người chiến thắng chặng quá nhiều giờ để hồi phục nhiều hơn, để tốn ít sức hơn, để có lợi thế hơn cho những chặng sau.
GIỚI HẠN THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Điều 2.6.032 của Luật UCI về các giải đua nhiều chặng nêu rõ:
“Thời hạn kết thúc sẽ được đặt ra cụ thể cho từng chặng đua tùy theo đặc điểm của chặng”.
“Chỉ trong những trường hợp ngoại lệ, không lường trước được và bất khả kháng, ban trọng tài có thể gia hạn thời gian kết thúc sau khi tham khảo ý kiến của ban tổ chức”.
“Trong trường hợp các tay đua thực sự vượt quá thời hạn được chủ tịch hội đồng trọng tài trao cho cơ hội thứ hai để thi đấu tiếp, tất cả điểm thưởng trong các bảng phân loại phụ sẽ bị xóa hết.”
Như vậy luật đã quy định rõ là:
– Ban tổ chức cuộc đua quyết định điểm ngắt thời gian dựa trên độ khó của chặng.
– Ban trọng tài được phép để các cua rơ thi đấu tiếp ngay cả khi họ kết thúc chặng quá thời gian, nhưng chỉ trong những trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ: tại chặng 11 TdF 2018, một số sprinter mạnh đã bị loại vì OTL, bao gồm cả Cavendish và Marcel Kittel, nhưng Rick Zabel có ba giây ngoài giới hạn nhưng vẫn được xét cho đua tiếp do bị hư xe ở gần đich.
– Bất kỳ cua rơ nào được phép tiếp tục sau khi vượt quá thời hạn sẽ bị xóa hết điểm trong bảng điểm áo Xanh và bảng điểm KoM.
ĐIỂM NGẮT THỜI GIAN ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Giới hạn thời gian cho mỗi chặng Ban tổ chức của Tour de France – ASO đặt ra, và phải được in trong ‘Road Book’, sách hướng dẫn chi tiết từng chặng được phát hành trước khi giải bắt đầu.
Trọng mỗi chặng, việc đầu tiên ban tổ chức cần làm là quyết định độ khó của từng chặng và cho điểm từ 1 đến 6,.
Ví dụ, chặng mở màn ở Brittany được điểm 2, chặng 4 nước rút từ Redon đến Fougères được chấm 1 điểm, chặng 5 ITT 6 điểm, chặng 9 leo đèo ở Tignes 5 điểm…
Sau khi có hệ số độ khó của chặng, việc xác định điểm ngắt thời gian sẽ dựa vào tốc độ trung bình của người thắng chặng.
Ví dụ: trên chặng có độ khó cấp 1, nếu người thắng chặng có tốc độ trung bình 36km/h trở xuống, điểm ngắt là 4% thời gian của người chiến thắng. Nhưng cũng chặng đó, cua rơ thắng chặng có tốc độ trung bình 50 km/h, điểm ngắt sẽ tăng lên 12%.
Tiếp nữa, điểm ngắt sẽ kéo dài ở các chặng khó hơn, như chặng 11 Mont Ventoux hôm qua có độ khó cấp 4, các cua rơ được phép về đích chậm hơn 7% so với người thắng chặng nếu tốc độ là 30 km/h trở xuống, tối đa 18% nếu tốc độ trên 40km/h.
Nói thêm, ban trọng tài phải xem xét bốn yếu tố khi phục hồi một cua rơ là tốc độ trung bình của chặng, thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sự cố (nếu có), nỗ lực của những cua rơ bị chậm trễ và bất kỳ sự tắc nghẽn nào xảy ra trên đường đua.
Trường hợp ngoại lệ đặc biệt nữa là khi có quá đông các cua rơ quá giờ trong cùng 1 chặng, như tại Tour 2011, Mark Cavendish nằm trong nhóm tới 88 vị về đích quá thời hạn, nhưng sau đó tất cả đều được phục hồi, chắc để đảm bảo quân số cho giải.
Thôi thiệt là phức tạp, để cho BTC lo đi, hàng ngày tính kèo giải dachien đã mệt rầu. Ai có quan tâm khỏe nhứt là sau chặng khoảng 30ph vô coi mấy bảng tổng kết, thấy chú nào bị OOT hoặc OTL là biết rồi đó.
https://www.facebook.com/gin.lam.1829/posts/333411351710366
Tác giả: Bro Nguyen Xin